Mỹ vừa quyết định áp thuế 25% lên tất cả các sản phẩm nhôm, thép nhập khẩu từ ngày 11/02 nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Việt Nam, đối tác xuất khẩu thép lớn thứ 3 của Mỹ với các sản phẩm như tôn mạ, HRC, và CRC, dự kiến chịu tác động nhẹ. Các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu vào Mỹ cao như GDA (16%), NKG (13%), và HSG (9%) có thể bị giảm nhẹ biên lợi nhuận nhưng sản lượng ít bị ảnh hưởng. Riêng HPG dự kiến không chịu tác động do mức thuế hiện tại đối với thép xây dựng và HRC đã trên 33%.
Sau khi một số nhà máy lớn tại Pennsylvania phải đóng cửa năm 2024. Trong quý 4/2024, biên lợi nhuận ngành thép giảm 4 điểm % svck xuống còn 2,46% do giá thép giảm 32% svck. Hiện tại, thép nhập khẩu chiếm 51% nhu cầu, chủ yếu là HRC và CRC phục vụ ngành ô tô, và biện pháp này giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thép lớn vào Mỹ năm 2024, cùng Canada, Brazil, Mexico, và Hàn Quốc. Tuy nhiên, thép Việt Nam chịu mức thuế thấp hơn, từ 22%–36% theo Mục 232 Đạo luật Thương mại Mỹ từ 2018, so với mức trên 60% của nhiều quốc gia khác.
Tính đến cuối năm 2024, Mỹ là đối tác xuất khẩu thép lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 13% tỷ trọng, với sản lượng 1,7 triệu tấn (tăng 50% svck). Các sản phẩm chính là tôn mạ, CRC và HRC (60% tỷ trọng), trong đó thép xây dựng và HRC chịu thuế 33%-36%, không bị ảnh hưởng bởi chính sách mới. Tuy nhiên, tôn mạ chịu thuế 22% có thể bị giảm lợi thế cạnh tranh, buộc doanh nghiệp Việt Nam hạ giá bán để duy trì thị phần, nhờ biên lợi nhuận gộp ổn định 8%-10%.
Ngoài ra, thuế chống bán phá giá đối với thép CORE đang được Bộ Thương mại Mỹ điều tra từ Q3/2024, dự kiến kết luận vào Q2/2025, nhưng không ảnh hưởng đến doanh nghiệp niêm yết do dòng sản phẩm này chủ yếu làm từ CRC.
Chúng tôi nhận định HPG không bị ảnh hưởng bởi thuế mới do các sản phẩm thép xây dựng và HRC hiện đã chịu thuế trên 33%. Trong khi đó, các doanh nghiệp tôn mạ như GDA, HSG, và NKG có thể giảm biên lợi nhuận gộp do phải hạ giá bán để duy trì thị phần tại Mỹ, nhưng sản lượng xuất khẩu dự kiến vẫn ổn định nhờ lợi thế cạnh tranh và thời gian cần thiết để Mỹ tìm nhà cung cấp mới.